Xử lý nước thải chăn nuôi

Vì sao cần phải xử lý nước thải chăn nuôi lợn ?

Những năm gần đây thì ngành chăn nuôi hiện đang được phát triển vượt bậc, đáp ứng các nhu cầu về thực phẩm cho xã hội. Ngày nay, ngành chăn nuôi ở nước ta đang có nhiều chuyển biến từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp, từ chăn nuôi nhỏ lẻ đến chăn nuôi với quy mô lớn.

Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành chăn nuôi như hiện nay thì ô nhiễm môi trường từ việc xả thải khi hoạt động chăn nuôi diễn ra cũng hết sức phức tạp. Phân của vật nuôi chứa rất nhiều chất như nito, photpho, đồng, chì, kẽm, Asen, Niken,… và rất nhiều vi sinh vật gây hại. Nếu không xử lý để thải ra ngoài môi trường thì không những ô nhiễm không khí, môi trường đất, làm rối loại đồ phì đất, mà khi thải ra môi trường nước sẽ ô nhiễm cả nguồn nước mặt, nước ngầm, gây bệnh cho con người.

Xử lý nước thải chăn nuôi là điều mà các cơ quan quản lý môi trường khuyến khích cũng như yêu cầu bắt buộc các chủ cơ sở chăn nuôi phải thực hiện trước khi đưa dự án vào hoạt động.

Những đặc điểm và yêu cầu cần xử lý nước thải chăn nuôi lợn

Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải rất đặc trưng, bởi trong nước thải có nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh. Loại nước thải này tốt nhất cần phải xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường để đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm, gây dịch bệnh cho con người cũng như đe dọa sự sống của các sinh vật dưới nước.

Một số thành phần và tính chất của nước thải chăn nuôi lợn như sau:

– Các chất hữu cơ, vô cơ: hợp chất hữu cơ có trong nước thải chăn nuôi là các chất protit, acid amin, cellulose, chất béo, hidratcarbon,… các chất này có thể chiếm tới 70 – 80% và thường có trong phân, thức ăn thừa, hầu hết các chất này thường dễ phân hủy. Còn lại là từ 20 – 30% là hợp chất vô cơ như cát, đất, ure, ammonium, SO42,…

– Nito và Photpho: đối với loài lợn hay các loài gia súc, gia cầm thì khả năng hấp thụ các chất như nito hay photpho là rất kém, nên khi thức ăn có chứa nito, photpho thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Chính vì thế trong nước thải chăn nuôi lợn thì thường chứa hạm lượng nito và photpho rất cao.

– Nhiều vi sinh vật gây bệnh như các loại vi trùng, virus, gun sán gây bệnh,…

Một số biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn

1. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm Biogas

Tùy vào điều kiện của từng khu vực, quy mô của dự án chăn nuôi như thế nào mà sử dụng phương pháp xử lý bằng hầm biogas sao cho phù hợp.

Về nguyên lý hoạt động, trong hầm Biogas dưới sự tác động của các chế phẩm vi sinh cùng với sự tác động của các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có mạch hóa học lớn có trong nước thải chăn nuôi thành các chất hữu cơ dễ phân hủy để tạo điều kiện cho quá trình xử lý của hệ thống xử lý nước chăn nuôi hoạt động ở phía sau, đồng thời sinh ra các khi Biogas để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hay chạy máy phát điện,…

2. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

Dùng phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm được nhiều chi phí và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở nước ta bởi các chế phẩm sinh học ở nước ta hiện nay cũng rất phong phú và đa dạng. Chúng thường dùng để sử dụng trực tiếp vào nước thải hoặc phun vào chuồng nuôi để giảm mùi hôi, hay dùng trộn vào thức ăn,…

3. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng ủ phân hữu cơ

Với phương pháp này thì chủ yếu là sử dụng các bã phế thải thực vật như lá cây, cỏ, phân của động vật mà phân qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy để làm tăng chất lượng của sản phẩm tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.

Trong phân ủ có chứa các chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trùng, đồng thời cũng có nhiều tác dụng tích cực đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ cũng không gây ảnh hưởng xấu đến con người hay động vật, nó có nhiều tác dụng trong giải quyết ô nhiễm môi trường sinh thái.

4. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống bể UASB

Một số ưu điểm của phương pháp này như sau:

– Thứ nhất, do chiều cao của bể UASB thường rất lớn nên lượng bùn cặn có trong nước thải sẽ được giữ lại ở đáy bể.

– Thứ hai, hiệu suất sinh khí cao do điều kiện yếm khí được duy trì nghiêm ngặt.

– Thứ ba, tiết kiệm được nhiều diện tích.

– Thứ tư, không cần bể lắng sơ cấp khi cho vào hệ thống sinh học.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng với phương pháp này cũng yêu cầu về kỹ thuật thi công và xây dựng khá cao, giá thành lại đặt hơn nhiều so với các phương pháp phủ bạt, bể Biogas truyền thống.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *