Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi đi vào hoạt động hay tiến hành một dự án kinh doanh thì ngoài các giấy tờ pháp lý, doanh nghiệp cần phải thực hiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo cho quá trình hoạt động, vận hành và sản xuất luôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Thời điểm nào bạn cần cải tạo hay nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ?
Để có thể bắt kịp quá trình CNH – HDH như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp đang phải chịu rất nhiều sức ép về quá trình sản xuất các mặt hàng sản phẩm đang dần tăng cao. Vì thế, vấn đề về chất lượng nguồn nước thải thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng lớn, điều này khiến cho hệ thống xử lý nước thải không còn phù hợp hoặc quá tải, do đó cần phải thay đổi và nâng cấp sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn cần tiến hành cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải trong các trường hợp sau:
– Thứ nhất, nước thải đầu ra không đạt về tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận do nhiều nguyên nhân khách quan.
– Thứ hai, trong quá trình vận hành tốn quá nhiều hóa chất, tốn nhiều điện, vận hành phức tạp, chi phí vận hành, bảo trì cao.
– Thứ ba, công suất xử lý nước thải thực tế vượt hơn công suất thiết kế của hệ thống xử lý hiện tại.
– Thứ tư, hệ thống xử lý nước thải của bạn hoạt động đã lâu năm, các máy móc, thiết bị hư hỏng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
– Thứ năm, các vi sinh vật trong bể sinh học chết qua đó cần phải nuôi cấy lại vi sinh.
– Thứ sáu, có thể do thành phần và tính chất của nước thải thay đổi nhiều do thay đổi nguồn xả thải, thay đổi quy trình sản xuất.
Các sự cố có thể xảy ra khi cải tạo nâng cấp hệ thống
Hiện nay có nhiều nguyên dân dẫn đến sự cố khi cải tạo và nâng cấp về hệ thống xử lý nước thải, chẳng hạn như việc tải trọng nước tăng đột biến làm cho các vi sinh vật tăng bất thường hoặc các vi sinh vật có mật độ thấp do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng.
Ngoài ra, còn có các sự cố chẳng hạn như bùn chuyển màu đen nên khó lắng, quá trình nitrat hóa diễn ra chậm do có sự xuất hiện của môi trường hiếu khí, hàm lượng các cặn lơ lửng đầu ra của bể vi sinh học cao nên hàm lượng bông bùn nhỏ khó lắng. Hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả nếu bạn không chú trọng vào quá trình bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị.
Cách nào để nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ?
– Nâng cấp các thiết bị trong hệ thống: dùng các thiết bị nhẹ, có kích thước gọn ít tiêu tốn năng lượng.
– Nâng cấp hệ thống điều khiển cho toàn bộ hệ thống: thông thường khi các thiết bị sử dụng trong thời gian dài thường xảy ra nhiều vấn đề, vì thế cần phải nâng cấp và thay thế.
– Nâng cấp hệ thống điều khiển tự động: quá trình tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất và tiết kiệm nhiều chi phí thuê nhân công, vì thế để đảm bảo tiến độ bạn cần nâng cấp hệ thống điều khiển tự động trong hệ thống.